Năm nay UWCVN tổ chức tuyển chọn sớm hơn mọi năm. Vì thế, thời điểm này đã có rất nhiều bạn "rục rịch" bắt đầu viết những bài essays để kể cho ủy ban tuyển chọn nghe về bản thân mình. Hồi trước, khi làm đơn UWC cũng là lần đầu tiên mình tập viết essays kiểu kể về bản thân như thế này. Những bản nháp đầu tiên thực sự là một thảm họa với vô số những lỗi cơ bản mắc phải (không phải lỗi chính tả hay ngữ pháp, mà là về nội dung). Do đó, mình viết cái post ngắn này để tổng hợp lại một số lỗi thường mắc phải và lời khuyên mà mình tổng hợp được từ nhiều nguồn khác nhau (các anh chị đi trước, writing seminars, etc.). Các bạn nên lưu ý rằng đây chỉ là ý kiến cá nhân mình, không phải là ý kiến của UWC cũng như không mang tính đại diện cho UWC. Vì những bài essays này là bài viết của các bạn, mình khuyên các bạn chỉ xem bài viết này như một tài liệu tham khảo, chứ không phải bài hướng dẫn hay luật lệ gì mà các bạn phải tuân theo một cách tuyệt đối :)
Let's begin!
Đề bài là: "Please write a statement of not more than 300 words explaining why you deserve to study at United World College, describing both what you might contribute to the College and what you would hope to gain from your experience there."
1. Don't try too hard to be creative.
Có những đề bài sẽ tạo chỗ cho bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình, chẳng hạn như đề essay còn lại trong đơn UWC: "Please write a letter to yourself after 20 years." Tuy nhiên, với đề bài như ở trên, điều quan trọng hơn hết là bạn phải trả lời thật cụ thể ba câu hỏi: (1) why you deserve to study at a UWC, (2) what can you contribute to UWC, và (3) what you would hope to gain from a UWC. Nếu bạn có thể trả lời được 3 câu hỏi trên một cách rõ ràng, cụ thể thì xem như bài essay đã khá thành công. Giả sử như có một bạn viết đoạn văn sau để trả lời câu hỏi (3):
"At UWC, I hope to make friends with students from other parts of the world who can share with me their life stories, the uniqueness of their cultures, and their interesting perspectives, those that I could never know of where I come from. I have had this desire to have global friends since childhood because my neighbor was a foreigner from Latin America, and the stories he told never ceased to amaze me. Those stories inspired me to keep learning about other cultures."
Đoạn văn này có hoàn hảo không? Không. Đoạn văn này có trả lời được câu hỏi (3) không? Có, và trả lời một cách khá cụ thể. Giả sử như bạn thí sinh ở trên viết một phiên bản khác:
"A day in November 1995, a Latin American immigrant became my neighbor, and it changed my life. Coming to live in a strange country, his only keepsake of his motherland was the memories and stories that continue to live on in him. From time to time, he would tell me those stories. Each time, I would come to his house, sit down with a cup of hot tea, and let him take me on an adventure in some far, far away land. The stories were so interesting and inspiring that every night I would dream of having friends from all over the world who could keep telling me stories about exotic places. That is why when I read about UWC, I knew right away that this is the perfect place for me..."
(Xin lỗi vì mình nghĩ về 2 ví dụ này ngay tại chỗ nên sẽ có vẻ khá vụng hoặc exaggerated)
Đoạn văn này có thú vị hơn đoạn văn trước không? Chắc có. Tuy nhiên, đoạn văn này tốn khá nhiều từ để có thể đi đến kết luận và ý chính mà bạn muốn diễn đạt. Người đọc, trong suốt 100 từ đầu tiên bạn viết, sẽ phải thắc mắc không biết bạn muốn viết về điều gì. Đôi khi, để viết được một bài viết mang tính sáng tạo, bạn sẽ phải viết nhiều hơn bình thường. Nên nhớ bạn chỉ có 300 từ để trả lời 3 câu hỏi. Vậy nên, nếu bạn có thể viết ngắn và sáng tạo và trả lời đầy đủ, rất tốt. Nếu bạn bị giới hạn vì số lượng từ, nên trả lời đơn giản mà đầy đủ hơn là cố gắng viết quá creative.
2. Write about yourself.
Một điều mà các bạn hay làm (và hồi xưa mình cũng mắc phải lỗi này) là dành nhiều thời gian viết về cái học bổng mà các bạn đang cố gắng nhận được thay vì viết về bản thân các bạn. Chẳng hạn như:
"I believe that UWC is an excellent opportunity that could make my dream come true. With the excellent IB education, teachers who are very passionate about their students, classmates who never cease to inspire, the UWC will prepare me very well for whatever comes ahead in life."
Bạn phải tự hỏi, đọc xong đoạn văn ở trên, ủy ban tuyển chọn sẽ biết được gì về bạn. Đọc xong đoạn văn trên, người đọc sẽ cảm thấy khó hiểu, không biết cái giấc mơ mà bạn nói tới là gì, không biết bạn muốn làm gì. Nói cách khác, bạn dành khoảng 40 từ để viết một đoạn văn mà không mang lại hiệu quả gì.
Khi các bạn xin học bổng, một điều rất tự nhiên là các bạn sẽ nói tốt về cái học bổng mà bạn đang nộp đơn vào. Mình chỉ có một số ý kiến thế này: (1) Tất nhiên ủy ban tuyển chọn hiểu rõ và biết học bổng đó tốt như thế nào, vì vậy bạn không cần lặp lại một điều mà "cả nhà đều biết" nữa; (2) bạn chưa đến học ở UWC, vì vậy bạn cũng không thể nói về UWC một cách chắc chắn như vậy được. Vậy nên, nếu bạn viết cái gì tương tự ở trên, thử cân nhắc lại xem sao. Nên nhớ bạn chỉ có 300 từ. Make every word count.
3. Avoid using adjective
Điều này mình đọc được ở đâu đó khi viết college essay. Thực ra ngay cả khi viết tiếng Việt, sử dụng quá nhiều tính từ để nói về bản thân cũng sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu. Giả sử như bạn đang nói chuyện với một người, mà người ấy bảo:
"Mình rất là thân thiện. Mình rất tốt bụng. Mình rất tự tin về những phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình."
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Có khó chịu không? Thực ra có khá nhiều bạn viết như thế này trong bài luận, chỉ là bằng tiếng Anh: "I am a friendly person. I am very generous, too. I am very confident about my good qualifications." Nghe có vẻ không khó chịu như khi các bạn đọc tiếng Việt đúng không? Tuy nhiên, đối với ai đó sử dụng tiếng Anh thường xuyên (ủy ban tuyển chọn chẳng hạn) thì những câu như thế này có vẻ không phù hợp. Đôi khi sẽ tạo ra cảm giác là bạn khá kiêu căng, tự phụ.
Vậy thì làm sao để nói với ủy ban tuyển chọn rằng bạn là một ứng cử viên tốt mà không cần phải nói tốt về bản thân? Rất đơn giản: sử dụng động từ! Các bạn hãy kể cho ủy ban tuyển chọn về những việc bạn đã làm mà khi đọc xong, người ta phải đồng ý rằng các bạn có những phẩm chất cụ thể. Chẳng hạn như thay vì nói rằng "I am a very generous person" thì bạn có thể nói "Every Friday, I volunteer at the local Soup Kitchen, where we use ingredients donated by donors to make free soup for homeless people." Đọc xong câu này, người đọc sẽ phải thán phục "Bạn này rất tốt bụng, sẵn lòng dành thời gian để giúp đỡ người khác." Như vậy bạn đã đạt được mục đích quảng bá về lòng tốt của bạn mà không phải khiến người khác có cảm giác là bạn đang tự kiêu.
-----------------
Có vô số những lời khuyên khác mà một người viết chuyên nghiệp (không phải là mình) có thể bảo các bạn. Tuy nhiên, mình nghĩ chỉ cần bạn cố gắng tránh khỏi 3 lỗi cơ bản này thì bài viết của bạn đã có thể trở nên tốt hơn bài viết của rất nhiều thí sinh khác. Một lời khuyên sau cùng của mình là:
BE HONEST!
(Viết thành thực!)
Ý mình không chỉ là bạn phải thành thực với ủy ban tuyển chọn (tất nhiên rằng bạn phải thành thực với ủy ban tuyển chọn), mà còn phải thành thực với bản thân mình. Bạn chỉ có thể thuyết phục được người khác nếu bạn thuyết phục được bản thân mình. Giả như bạn muốn viết về việc bạn thích tìm hiểu những nền văn hóa khác, thì trước hết bạn phải ngẫm về bản thân xem mình có THẬT SỰ thích tìm hiểu những nền văn hóa khác không. Các bạn nên xem quá trình làm đơn này như một cơ hội để mình ngẫm lại bản thân xem mình là ai, mình muốn gì, mình tốt ở những điểm nào, khuyết điểm ở đâu,... Những đề mà ủy ban tuyển chọn đặt ra không chỉ đơn thuần là ủy ban tuyển chọn hỏi bạn, mà còn là để bạn tự hỏi bản thân mình.
Chúc các bạn may mắn và có một kỳ tuyển chọn thành công!
Tuesday, November 18, 2014
Sunday, September 21, 2014
Sắp xếp lại sự hỗn độn
Sau cả 1 tuần mình vẫn chưa làm quen được với múi giờ của Mỹ: hôm nào cũng ngủ ngày ít nhất 3 tiếng đồng hồ, tối 10h là đắp mền đi ngủ, sáng 4h lại giật mình dậy. Ấy thế mà mình lại thích cuộc sống của mấy ngày hôm nay. Mỗi buổi sáng dậy sớm mình lại chỉn chu bài vở, thỉnh thoảng lại nói chuyện với vài đứa bạn ở Việt Nam, rồi cứ làm việc đến 9h sáng thì đi học lớp tiếng Nhật, sau đó thì mỗi ngày chỉ có thêm 1 hoặc 2 lớp nữa là cùng. Năm nay là năm cuối rồi, vậy mà lịch học lại nhẹ nhàng hơn năm 1, năm 2, năm 3 rất nhiều khi mà mình lúc nào cũng phải chạy đôn chạy đáo hết lớp này qua lớp kia. Lần này về VN khiến mình thay đổi quan điểm rất nhiều, chủ yếu là về xác định lại mục tiêu. Thế là mình bước vào năm cuối với tâm thế thật thoải mái, chỉ học những gì thật sự cần để có thể còn chăm lo cho sức khỏe, tận hưởng cuộc sống, và học thật kỹ những gì mình thật sự quan tâm.
Cho tới nay mình vẫn còn nhớ Việt Nam, nhớ nhà và nhớ bạn bè rất nhiều. Cũng may là năm nay mình ở Spelman - một căn hộ chung với 3 đứa bạn khác - chứ không phải lẻ loi một mình trong cái single như năm ngoái nữa. Năm ngoái ở phòng đơn cũng có cái hay, vì mình có được cái privacy mà từ trước tới giờ chưa bao giờ có. Năm nay ở Spelman lại còn hay hơn: mỗi đứa có phòng ngủ riêng nên muốn sự riêng tư thì có sự riêng tư; còn lúc nào muốn có bạn bè bên cạnh cho đỡ tủi thân thì đã có lũ bạn ở chung nhà nằm ngay sát bên. Mình còn đặc biệt kết cái nhà bếp ngay trước phòng mình. Mỗi sáng, mình có thể đủng đỉnh đi ra nhà bếp, với tay mở tủ chén, lục đục lấy sữa và ngũ cốc, hay trứng và bánh mì gì đó làm một bữa sáng ăn nhẹ, rồi bưng ra ngoài phòng khách nơi mà bao quanh mình không phải là 4 bức tường, mà là 1 bức tường kính to thật to, nhìn thẳng ra một thảm cỏ xanh ngát từ cái lầu 2 của nhà mình. Chỉ có ở đây mình mới cảm giác như không phải đang ở ký túc xá mà là đang ở nhà của riêng mình vậy. Dạo này mình cũng thích ngồi trong phòng khách hoặc ra ban công vừa uống một tách trà a-ti-sô nóng, vừa ngắm ra cái thảm cỏ thật thanh bình ấy.
Trong cái note lần trước mình đã nói rằng trong lòng mình hiện đang rất hỗn độn vì một chuyện tình cảm. Bây giờ mình vẫn còn cảm thấy tình cảm đó mạnh mẽ như vậy, chỉ bớt hỗn độn hơn. Mình cảm thấy thật sự may mắn khi có thể chơi chút ít đàn guitar, thích hát, và có chút khả năng viết nhạc. Hôm thứ 4 tuần trước, khi trong đầu mình đang sắp nổ tung vì những suy nghĩ hỗn độn về chuyện tình cảm kia thì rất may mình đã viết được một bài hát, đã xuất bản trên youtube và soundcloud. Viết nhạc, theo mình, cũng giống như là có được một người bạn thân vô hình mà mình có thể chia sẻ bất cứ tình cảm, cảm xúc gì mình có. Ít ra một người đặc biệt nào đó thông qua bài hát của mình cũng có thể thấu hiểu tâm tư của mình hơn. Mấy hôm nay mình cũng cảm thấy vui vui vì lâu lâu lại được chat vài dòng với người đặc biệt này. Thực ra mang trong người một tình cảm nặng nề như vầy, nhưng mình cũng chỉ mong có thế: lâu lâu được nói chuyện hay nghe giọng của người ấy là mình vui rồi.
Người ta hay nói, trên đời hạnh phúc nhất là khi yêu và được yêu. Lần này, mình cảm thấy rằng có được một người để yêu là cực kỳ hạnh phúc rồi. :)
Cho tới nay mình vẫn còn nhớ Việt Nam, nhớ nhà và nhớ bạn bè rất nhiều. Cũng may là năm nay mình ở Spelman - một căn hộ chung với 3 đứa bạn khác - chứ không phải lẻ loi một mình trong cái single như năm ngoái nữa. Năm ngoái ở phòng đơn cũng có cái hay, vì mình có được cái privacy mà từ trước tới giờ chưa bao giờ có. Năm nay ở Spelman lại còn hay hơn: mỗi đứa có phòng ngủ riêng nên muốn sự riêng tư thì có sự riêng tư; còn lúc nào muốn có bạn bè bên cạnh cho đỡ tủi thân thì đã có lũ bạn ở chung nhà nằm ngay sát bên. Mình còn đặc biệt kết cái nhà bếp ngay trước phòng mình. Mỗi sáng, mình có thể đủng đỉnh đi ra nhà bếp, với tay mở tủ chén, lục đục lấy sữa và ngũ cốc, hay trứng và bánh mì gì đó làm một bữa sáng ăn nhẹ, rồi bưng ra ngoài phòng khách nơi mà bao quanh mình không phải là 4 bức tường, mà là 1 bức tường kính to thật to, nhìn thẳng ra một thảm cỏ xanh ngát từ cái lầu 2 của nhà mình. Chỉ có ở đây mình mới cảm giác như không phải đang ở ký túc xá mà là đang ở nhà của riêng mình vậy. Dạo này mình cũng thích ngồi trong phòng khách hoặc ra ban công vừa uống một tách trà a-ti-sô nóng, vừa ngắm ra cái thảm cỏ thật thanh bình ấy.
Trong cái note lần trước mình đã nói rằng trong lòng mình hiện đang rất hỗn độn vì một chuyện tình cảm. Bây giờ mình vẫn còn cảm thấy tình cảm đó mạnh mẽ như vậy, chỉ bớt hỗn độn hơn. Mình cảm thấy thật sự may mắn khi có thể chơi chút ít đàn guitar, thích hát, và có chút khả năng viết nhạc. Hôm thứ 4 tuần trước, khi trong đầu mình đang sắp nổ tung vì những suy nghĩ hỗn độn về chuyện tình cảm kia thì rất may mình đã viết được một bài hát, đã xuất bản trên youtube và soundcloud. Viết nhạc, theo mình, cũng giống như là có được một người bạn thân vô hình mà mình có thể chia sẻ bất cứ tình cảm, cảm xúc gì mình có. Ít ra một người đặc biệt nào đó thông qua bài hát của mình cũng có thể thấu hiểu tâm tư của mình hơn. Mấy hôm nay mình cũng cảm thấy vui vui vì lâu lâu lại được chat vài dòng với người đặc biệt này. Thực ra mang trong người một tình cảm nặng nề như vầy, nhưng mình cũng chỉ mong có thế: lâu lâu được nói chuyện hay nghe giọng của người ấy là mình vui rồi.
Người ta hay nói, trên đời hạnh phúc nhất là khi yêu và được yêu. Lần này, mình cảm thấy rằng có được một người để yêu là cực kỳ hạnh phúc rồi. :)
Monday, September 15, 2014
Hỗn độn
5 giờ sáng ở Princeton.
Tối qua sắp xếp phòng ốc dọn dẹp xong xuôi thì cũng mệt nhừ cả người ra. Hình như dù mình có vượt Thái Bình Dương bao nhiêu lần đi nữa thì cũng không bao giờ quen được cái hành trình 24 giờ này. Rồi năm nào đến trường cũng chưa kịp hoàn hồn nghỉ ngơi thì đã bị khối lượng công việc ở Princeton dần cho một trận. Ít ra cách đây 3 năm mình còn phấn khởi, hồ hởi vì nhiều điều mới lạ; còn bây giờ năm cuối rồi mọi thứ đã quen thuộc đến mức chán chường. Có lẽ vì thế mà 5 giờ sáng ở Princeton, mình chỉ có thể cảm thấy lạc lõng giữa một mớ hỗn độn những cảm xúc của 1 tháng qua ở Nam Phi và Việt Nam, khi có quá nhiều chuyện xảy ra quá nhanh khiến mình chỉ biết sống và trải nghiệm qua ngày, chứ không thể tiếp thu và cảm nhận được.
Vì trong đầu mình có rất nhiều suy nghĩ, bài viết này chắc cũng sẽ rất "hỗn độn": những chuyện liệt kê dưới đây có thể không liên quan gì với nhau hay theo bất cứ trình tự nào.
1. Mém chút nữa là mình đã xin tạm gác lại 1 năm học ở Princeton để ở lại Việt Nam. Lần này về Việt Nam, gặp các bạn và anh chị, nghe kể và giới thiệu về những điều mà mọi người làm khiến mình phải suy nghĩ lại về cuộc đời một xíu. Từ trước tới giờ mình tự hào về khả năng định hướng cho tương lai của bản thân và khả năng làm việc hết mình để thực hiện cái định hướng đó. Mình có lẽ cũng chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc với con đường mình chọn hay những ngã rẽ mình đã đi. Tuy nhiên, đôi khi đi trên con đường quá thẳng hàng này, mình không biết là mình có đang bỏ lỡ những ngã rẽ khác thú vị hơn hay không. Cuộc đời là một ván cược: Rẽ nhiều quá thì dễ đi vào ngõ cụt, đi thẳng thì sẽ tránh được những rủi ro không cần thiết và giúp mình có thể tiến nhanh hơn. Nhưng, mình có đang đi nhanh quá hay không?
2. Dạo này mình gặp được rất nhiều người và kết khá nhiều bạn. Trước đây mình thường chỉ có bạn trong phạm vi lớp học hay trường học; nay chắc vì ra đời nhiều hơn nên phạm vi bạn bè từ lứa tuổi đến khoảng cách địa lý cũng được mở rộng hơn rất nhiều. Hôm bữa ở Cape Town vô tình mình gặp một cặp tình nhân ở sân bay Cape Town: một nhạc sĩ người Nam Phi 19 tuổi và cô bạn gái 25 tuổi của cậu ta. Chắc vì hợp tính hay sao mà chỉ bắt đầu từ việc cùng nhau phàn nàn về chiếc xe buýt bị trễ mà mình với hai bạn ấy trở nên khá thân thiết. Tối hôm đó với vài hôm nữa mình lại được rủ đi ăn tối hay party cùng nhau. Tình bạn chỉ trong vòng mấy ngày mà chơi với nhau thoải mái như đã là bạn cả chục năm rồi.
Hôm bữa đi xuống Cape Point, đỉnh cực nam của Nam Phi, thì lại quen được một cô nghệ sĩ piano người Bỉ khoảng 50 tuổi, khi mà cả hai quyết định trở thành travel buddies vì cô ấy không có máy ảnh tốt (cô ấy khá old-fashioned, chỉ dùng một cái máy Fujifilm chụp phim, mà còn đem ko đủ phim để chụp hết những cảnh núi non và biển hùng vĩ của Nam Phi), còn mình thì cần người chụp hình cho mình. Nhưng đi với nhau cả ngày leo núi leo vách cùng nhau lại cũng hóa thân, hàn huyên đủ thứ trên đời. Nếu như lúc mới gặp mình chỉ thấy cô ta có vẻ như một người phụ nữ lớn tuổi bình thường, thì đi cả ngày mới biết là cô này tài năng và thông minh cỡ nào. Mình cũng chưa thấy ai yêu hoa và cây cối như cô này. Đi trên đường mình chỉ thấy đẹp, chứ đâu bao giờ dừng lại sờ, ngắm, ngửi, cảm nhận như cách cô này chỉ mình đâu. Tiếng Anh của cô khá hạn hẹp, nên khi được người ta giới thiệu bằng tiếng Anh thì cô không hiểu, nhưng đọc tên khoa học tiếng Latin thì cô nhớ ra ngay loại hoa này là hoa gì.
Một hôm khác khi đi thử rượu ở làng Franschhoek nổi tiếng gần Cape Town, mình được giới thiệu để ở nhà ông bà nội của một thằng roommate khi hồi ở UWC. Khi đến làng, mình còn chưa kịp bớt đi cái sự ngạc nhiên trước một vẻ đẹp rất đơn sơ của một làng trồng nho làm vang, thì đã được chở lên lưng chừng vách núi, ở một cái nhà vị trí cao nhất trong cả làng. Ông bà nội của thằng bạn mình sau khi nghỉ hưu quyết định xây một cái nhà trên vách núi này, kế bên một dòng suối nhỏ. Ông nội nó trước đây làm nghề của mình: ông là một nhà kinh tế trưởng cho một tập đoàn lớn của Nam Phi. Bây giờ mỗi ngày ông tự chặt cây, chắn suối để tạo ra thiên đàng cho riêng mình, và mỗi lúc mệt, ông có cả một quang cảnh hùng vĩ để ngắm dưới chân mình. Cả một ngôi làng lẫn mấy dãy núi xung quanh đều gói gọn trong tầm nhìn của ngôi nhà. Tối đó mình được ngồi trong nhà, quấn chăn (đang là mùa đông), uống một ly cà fê nóng, ngắm ra những ô cửa kính lớn để thưởng thức ngôi làng nhỏ ở dưới chân núi trong màn đêm phủ mờ sương. Đó có lẽ là một trong những đêm hiếm hoi mà mình cảm thấy thực sự an bình mà không phải lo lắng về gì cả. Mình thấy xây nhà ở vách núi như ông là một chuyện điên rồ, nhưng chỉ có những người điên rồ như vậy mới có được những trải nghiệm hiếm có trong cuộc sống.
3. Trái tim cứ hay thử thách mình, toàn chờ đến những năm mang tính quyết định trong việc học hành của mình để quyết định nhồi nhét vào mình tình cảm cho một ai đó nhiều đến mức nghẹt thở. Năm cuối của phổ thông, khi đang apply ĐH thì bỗng dưng si tình rồi; nay đến lượt khi đang apply cho PhD (hệ học tiến sĩ) lại bị dính vào những tình cảm hỗn độn này nữa. Người ta hay nói tình cảm mà sớm nở thì sẽ chóng tàn, rồi cũng sẽ phai đi nhanh thôi; nhưng theo kinh nghiệm của bản thân mình, một đứa mà lúc nào cũng đợi rất lâu để gặp được đúng người mình thích, thì lần trước khi có một tình cảm sớm nở thì mình cũng đã giữ cái tình cảm đó cho bạn ấy gần 2 năm. Thôi thì tình cảm của mình làm sao mà nói trước hay dự đoán được gì. Cứ ra sao thì ra.
Tối qua sắp xếp phòng ốc dọn dẹp xong xuôi thì cũng mệt nhừ cả người ra. Hình như dù mình có vượt Thái Bình Dương bao nhiêu lần đi nữa thì cũng không bao giờ quen được cái hành trình 24 giờ này. Rồi năm nào đến trường cũng chưa kịp hoàn hồn nghỉ ngơi thì đã bị khối lượng công việc ở Princeton dần cho một trận. Ít ra cách đây 3 năm mình còn phấn khởi, hồ hởi vì nhiều điều mới lạ; còn bây giờ năm cuối rồi mọi thứ đã quen thuộc đến mức chán chường. Có lẽ vì thế mà 5 giờ sáng ở Princeton, mình chỉ có thể cảm thấy lạc lõng giữa một mớ hỗn độn những cảm xúc của 1 tháng qua ở Nam Phi và Việt Nam, khi có quá nhiều chuyện xảy ra quá nhanh khiến mình chỉ biết sống và trải nghiệm qua ngày, chứ không thể tiếp thu và cảm nhận được.
Vì trong đầu mình có rất nhiều suy nghĩ, bài viết này chắc cũng sẽ rất "hỗn độn": những chuyện liệt kê dưới đây có thể không liên quan gì với nhau hay theo bất cứ trình tự nào.
1. Mém chút nữa là mình đã xin tạm gác lại 1 năm học ở Princeton để ở lại Việt Nam. Lần này về Việt Nam, gặp các bạn và anh chị, nghe kể và giới thiệu về những điều mà mọi người làm khiến mình phải suy nghĩ lại về cuộc đời một xíu. Từ trước tới giờ mình tự hào về khả năng định hướng cho tương lai của bản thân và khả năng làm việc hết mình để thực hiện cái định hướng đó. Mình có lẽ cũng chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc với con đường mình chọn hay những ngã rẽ mình đã đi. Tuy nhiên, đôi khi đi trên con đường quá thẳng hàng này, mình không biết là mình có đang bỏ lỡ những ngã rẽ khác thú vị hơn hay không. Cuộc đời là một ván cược: Rẽ nhiều quá thì dễ đi vào ngõ cụt, đi thẳng thì sẽ tránh được những rủi ro không cần thiết và giúp mình có thể tiến nhanh hơn. Nhưng, mình có đang đi nhanh quá hay không?
2. Dạo này mình gặp được rất nhiều người và kết khá nhiều bạn. Trước đây mình thường chỉ có bạn trong phạm vi lớp học hay trường học; nay chắc vì ra đời nhiều hơn nên phạm vi bạn bè từ lứa tuổi đến khoảng cách địa lý cũng được mở rộng hơn rất nhiều. Hôm bữa ở Cape Town vô tình mình gặp một cặp tình nhân ở sân bay Cape Town: một nhạc sĩ người Nam Phi 19 tuổi và cô bạn gái 25 tuổi của cậu ta. Chắc vì hợp tính hay sao mà chỉ bắt đầu từ việc cùng nhau phàn nàn về chiếc xe buýt bị trễ mà mình với hai bạn ấy trở nên khá thân thiết. Tối hôm đó với vài hôm nữa mình lại được rủ đi ăn tối hay party cùng nhau. Tình bạn chỉ trong vòng mấy ngày mà chơi với nhau thoải mái như đã là bạn cả chục năm rồi.
Hôm bữa đi xuống Cape Point, đỉnh cực nam của Nam Phi, thì lại quen được một cô nghệ sĩ piano người Bỉ khoảng 50 tuổi, khi mà cả hai quyết định trở thành travel buddies vì cô ấy không có máy ảnh tốt (cô ấy khá old-fashioned, chỉ dùng một cái máy Fujifilm chụp phim, mà còn đem ko đủ phim để chụp hết những cảnh núi non và biển hùng vĩ của Nam Phi), còn mình thì cần người chụp hình cho mình. Nhưng đi với nhau cả ngày leo núi leo vách cùng nhau lại cũng hóa thân, hàn huyên đủ thứ trên đời. Nếu như lúc mới gặp mình chỉ thấy cô ta có vẻ như một người phụ nữ lớn tuổi bình thường, thì đi cả ngày mới biết là cô này tài năng và thông minh cỡ nào. Mình cũng chưa thấy ai yêu hoa và cây cối như cô này. Đi trên đường mình chỉ thấy đẹp, chứ đâu bao giờ dừng lại sờ, ngắm, ngửi, cảm nhận như cách cô này chỉ mình đâu. Tiếng Anh của cô khá hạn hẹp, nên khi được người ta giới thiệu bằng tiếng Anh thì cô không hiểu, nhưng đọc tên khoa học tiếng Latin thì cô nhớ ra ngay loại hoa này là hoa gì.
Một hôm khác khi đi thử rượu ở làng Franschhoek nổi tiếng gần Cape Town, mình được giới thiệu để ở nhà ông bà nội của một thằng roommate khi hồi ở UWC. Khi đến làng, mình còn chưa kịp bớt đi cái sự ngạc nhiên trước một vẻ đẹp rất đơn sơ của một làng trồng nho làm vang, thì đã được chở lên lưng chừng vách núi, ở một cái nhà vị trí cao nhất trong cả làng. Ông bà nội của thằng bạn mình sau khi nghỉ hưu quyết định xây một cái nhà trên vách núi này, kế bên một dòng suối nhỏ. Ông nội nó trước đây làm nghề của mình: ông là một nhà kinh tế trưởng cho một tập đoàn lớn của Nam Phi. Bây giờ mỗi ngày ông tự chặt cây, chắn suối để tạo ra thiên đàng cho riêng mình, và mỗi lúc mệt, ông có cả một quang cảnh hùng vĩ để ngắm dưới chân mình. Cả một ngôi làng lẫn mấy dãy núi xung quanh đều gói gọn trong tầm nhìn của ngôi nhà. Tối đó mình được ngồi trong nhà, quấn chăn (đang là mùa đông), uống một ly cà fê nóng, ngắm ra những ô cửa kính lớn để thưởng thức ngôi làng nhỏ ở dưới chân núi trong màn đêm phủ mờ sương. Đó có lẽ là một trong những đêm hiếm hoi mà mình cảm thấy thực sự an bình mà không phải lo lắng về gì cả. Mình thấy xây nhà ở vách núi như ông là một chuyện điên rồ, nhưng chỉ có những người điên rồ như vậy mới có được những trải nghiệm hiếm có trong cuộc sống.
3. Trái tim cứ hay thử thách mình, toàn chờ đến những năm mang tính quyết định trong việc học hành của mình để quyết định nhồi nhét vào mình tình cảm cho một ai đó nhiều đến mức nghẹt thở. Năm cuối của phổ thông, khi đang apply ĐH thì bỗng dưng si tình rồi; nay đến lượt khi đang apply cho PhD (hệ học tiến sĩ) lại bị dính vào những tình cảm hỗn độn này nữa. Người ta hay nói tình cảm mà sớm nở thì sẽ chóng tàn, rồi cũng sẽ phai đi nhanh thôi; nhưng theo kinh nghiệm của bản thân mình, một đứa mà lúc nào cũng đợi rất lâu để gặp được đúng người mình thích, thì lần trước khi có một tình cảm sớm nở thì mình cũng đã giữ cái tình cảm đó cho bạn ấy gần 2 năm. Thôi thì tình cảm của mình làm sao mà nói trước hay dự đoán được gì. Cứ ra sao thì ra.
Sunday, March 16, 2014
Giá trị thực, giá trị danh nghĩa, giá trị có điều kiện
Tựa đề
của bài viết này lạm dụng một số thuật ngữ của bộ môn Kinh tế - như GDP thực và
GDP danh nghĩa – nhưng thực ra những gì mình viết dưới đây không liên quan gì đến
những giá trị kinh tế. Sau một tuần dài thi cử vất vả, suốt ngày làm bạn với
sách vở, thì cuối cùng mình cũng đã có thời gian để ngồi xuống, uống ly café từ
từ, và suy nghĩ về những câu hỏi mình đã trăn trở vài tuần nay. Bài viết này là
cố gắng đầu tiên của mình để trả lời câu hỏi: “những thành tích nào có
giá trị thật, và thành tích nào không?”
Trước
tiên mình xin giải thích hoàn cảnh của câu hỏi này. Sự thật là mấy tuần này, mỗi
khi bận rộn, mình lại cố gắng nghĩ xem thử mình có những giá trị nào, hoặc giả
như có một thị trường để mua bán giá trị con người, mình sẽ đáng giá bao nhiêu.
Vì thế mình thử tưởng tượng một thế giới không
có mình, và thế giới ấy có vẻ không khác mấy với thế giới bây giờ, ở nhiều
mức độ. Ví dụ như, khoa Kinh tế của trường mình chắc cũng sẽ là cái khoa nằm ở
tòa nhà Fisher của trường, dù có hay không có một thằng sinh viên học kinh tế
vĩ mô và biết một hay hai điều về kinh tế. Sau đó mình lại nghĩ về rất nhiều
người bạn. Nhiều bạn ở Việt Nam đã và đang tích cực tham gia tổ chức nhiều dự
án, giúp ích nhiều cộng đồng nghèo. Sau đó có nhiều bạn bè UWC đi khắp các nơi
trên thế giới và cố gắng để đấu tranh cho các vấn đề xã hội mà các bạn mong muốn
thay đổi. Rồi tiếp đến có các bạn sinh viên Princeton đã lập nên những khởi
nghiệp của riêng mình.
Rồi tiếp
đến có mình, người mà, với cây bút và tờ giấy, ráng giải một phương trình vi
phân hay học về lý thuyết tối ưu động của lý thuyết kinh tế vĩ mô. Mình bắt đầu
cảm thấy mất kiên nhẫn, và chắc mình sẽ mất kiên nhẫn nhiều lần nữa trong 6 năm
tới ở trường sau đại học. Vì thế, mình cố gắng làm một điều có ích cho bản
thân: phân loại những điều mình đã đạt được để xem mình có làm được điều gì có giá
trị thực hay chưa.
Điều đầu
tiên mình phân vân là chuyện mình được vào học ở Princeton, và sau nhiều suy
nghĩ mình kết luận rằng thành tích này chỉ có ‘giá trị có điều kiện’. Mình sẽ định nghĩa
khái niệm này sau khi giải thích rõ hơn về nó. Khi còn học trung học cơ sở,
mình cố gắng thật nhiều để vào trường phổ thông tốt. Sau đó mình cố gắng để vào
trường đại học tốt. Bây giờ thì mình đang cố gắng vào trường cao học tốt, sau
đó thì chắc sẽ cố kiếm việc làm tốt, vân vân và vân vân. Những mục tiêu này là
một dòng chảy không ngừng nghỉ những ước mong của con người, và hiện hữu ở mọi
người. Mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng đi theo dòng chảy này trước khi dừng lại
ở một điểm nào đó. Điều quan trọng là, chúng ta nên dừng ở đâu? Nếu nói suông,
không ai có thể kết luận rằng dừng lại ở đại học thì tốt hơn trường phổ thông, hay
ở cao học thì tốt hơn đại học, vì cuộc đời đã chứng tỏ rằng có nhiều thành công
và thất bại ở mỗi trường hợp. Có những người chỉ học hết phổ thông, nhưng rất
thành công trong kinh doanh, và có người học hết tiến sĩ, nhưng không thành
công mấy trong mọi thứ (đặc biệt là vô số tiến sĩ Việt Nam), kể cả ở vai trò
chính của một người tiến sĩ: viết một bài nghiên cứu có ích. Nếu như thế, yếu tố
nào quyết định giá trị của việc được chọn vào một ngôi trường tốt, như ĐH
Princeton, chẳng hạn? Để trả lời câu hỏi này, giả sử rằng sau khi tốt nghiệp đại
học, mình đi về nhà và quyết định làm một nghệ sĩ viết nhạc (đang lấy thí dụ thôi),
thì việc mình vào ĐH Princeton hay một đại học nào của Việt Nam không có sự
khác biệt. Vậy rõ ràng việc mình vào ĐH Princeton không có một giá trị thực
nào, mà chỉ có giá trị có điều kiện,
vì giá trị của việc vào được ĐH Princeton phụ
thuộc vào giá trị của những việc mình làm được sau khi học ở Princeton. Như
vậy, những giá trị có điều kiện là những
giá trị mà ý nghĩa của nó phụ thuộc mạnh mẽ vào những giác trị khác. Giá
trị có điều kiện thường nguy hiểm, vì nó dễ khiến người ta lầm tưởng bản thân nó
là giá trị thật. Chính vì điều này mình không thích khi nhiều bạn gọi nhau bằng
công thức “tên + tên trường,” ví như một số bạn Việt
Nam gọi mình là “Vũ Princeton” cứ như rằng cái trường
là giá trị của mình. Nó không phải.
21 tuổi
đời là một giai đoạn của cuộc đời khi mà hầu hết những giá trị mỗi chúng ta
mang trên mình là có điều kiện, và bản
thân chúng ta là những người quyết định rằng những giá trị đó sẽ trở nên giá
trị thực hay giá trị danh nghĩa. Mình định nghĩa giá trị thực của
một người là những điều mà tạo nên một ảnh hưởng nhất định đối người đó, gia
đình và bạn bè, hay cộng đồng của người đó, còn giá trị danh nghĩa của một
người là những điều nghe tên có vẻ tốt, nhưng nếu giá trị ấy không tồn tại thì
cuộc sống của người ấy, gia đình, mọi người liên quan và cộng đồng xung quanh sẽ
không có gì thay đổi. Chẳng hạn như, điểm số mà mình cố gắng thật nhiều và dành
rất nhiều thời gian để đạt được sẽ không có ý nghĩa gì nếu mình không vào được
trường sau đại học tốt (điều này lại là một giá trị có điều kiện khác). Một ví
dụ khác, kiến thức mình đã học về tối ưu hóa động, chuỗi Markov hay những lý
thuyết kinh tế vĩ mô khác sẽ có giá trị thực hay danh nghĩa tùy thuộc vào mình:
nếu mình viết được một bài nghiên cứu mà đóng góp được một sự hiểu biết mới mẻ,
thì những kiến thức trên sẽ có giá trị thực; ngược lại giá trị của chúng chỉ tồn
tại trên danh nghĩa, vì nếu không có các kiến thức trên, thì cuộc sống của
mình, mọi người và hòa bình thế giới sẽ không có gì thay đổi.
Thông
thường, bất cứ ai muốn hướng tới một ‘cuộc sống vui vẻ,’ cuộc sống có
phẩm giá (theo Aristotle – cuộc sống tốt nhất là cuộc sống vui vẻ, là cuộc sống
của phẩm giá) đều muốn hướng tới những giá trị thực thay vì danh nghĩa. Vấn đề ở đây là (1) đôi khi chúng ta quên mất mình
đang cố gắng làm gì (bị mất phương hướng), hoặc (2) lầm tưởng rằng những giá trị
có điều kiện và giá trị danh nghĩa là giá trị thực. Vấn đề thứ nhất (vấn đề
mình đang có) là thông thường với mỗi người trong một thời gian ngắn, nhưng vấn
đề thứ hai là nguy hiểm, vì khi đó chúng ta sẽ dừng lại, không hướng tới điều
gì thực. Vậy nên, điều
quan trọng nhất đối với mỗi người ở mọi thời điểm là biết được những giá trị
mình có, giá trị nào là thực, là danh nghĩa, là có điều kiện.
Chỉ một
chút suy nghĩ khi có ít thời gian rỗi.
Friday, January 24, 2014
Không thể và có thể
Lưu ý: bài viết này dành riêng cho các em học sinh tỉnh nhỏ, và đặc biệt là Ninh Thuận, đang suy nghĩ về nộp đơn xin học bổng UWC. Nếu các em có nghi ngờ về bản thân, xin hãy đọc một ít suy nghĩ của mình.
-------------------------------------
Mình xin bắt đầu bài viết này với một câu nói của một nhân vật nổi tiếng:
"Bạn không thể nối liền các dấu chấm khi nhìn lên phía trước; bạn chỉ có thể nối chúng thành đường khi nhìn lại đằng sau. Do đó, bạn phải đặt niềm tin rằng những dấu chấm đó sẽ, bằng cách nào đó, nối liền bạn đến tương lai của bạn. Bạn phải tin vào một điều gì đó: linh tính, số phận, cuộc sống, luật nhân quả, bất cứ điều gì. Bởi vì, chỉ có niềm tin rằng những dấu chấm sẽ kết nối với nhau khi bạn đi về trước mới cho bạn đủ can đảm để nghe theo trái tim bạn, ngay cả khi nó dẫn bạn ra khỏi con đường quen thuộc." - Steve Jobs.
Năm lớp 11, khi chuẩn bị nộp đơn xin học bổng UWC, mình cũng không biết "dấu chấm" này sẽ nối mình đến đâu. Lúc đó công khó 2 năm rèn luyện để thi HSG QG bảo với mình rằng nếu ở lại Việt Nam, mình có thể tiếp tục cố gắng để đi xa hơn là giải Nhì Quốc gia (năm ấy mình không đủ điểm để dự thi vòng chọn đổi tuyển quốc tế). Phương án còn lại, mình có thể thử sức với học bổng này, nếu được thì sẽ đi đến một nước nào đó trong 2 năm. Tuy nhiên, lúc đó mình không biết liệu mình có thực sự thích môi trường UWC hay không, và, sau UWC thì mình sẽ làm gì. Nếu may mắn, mình sẽ vào được một đại học nào đó của Mỹ. Nếu không được nhận vào một trường nào của Mỹ với học bổng toàn phần (vì điều kiện gia đình không cho phép du học với học bổng bán phần), mình sẽ phải về Việt Nam và học lại từ đầu phổ thông (vì mình sẽ phải rút hồ sơ khỏi trường). Đối với mình lúc đó, khả năng xảy ra của nguy cơ này là rất lớn.
Đúng là, năm lớp 11, nhìn lên phía trước, mình không thấy các quyết định trong cuộc đời mình sẽ dẫn mình đến đâu. Thế nhưng, từ vị trí của mình bây giờ nhìn trở lại, mình không nghĩ rằng mình đã có thể đi một con đường nào khác tốt hơn.
Hôm trước, mình có nói chuyện với một cô bạn người Thụy Điển, bạn học ở UWC với mình, và bây giờ cũng đang học ở Princeton, khoa Kỹ sư Tài Chính (full: Operation Research and Financial Engineering). Sau một cuộc nói chuyện dài, cả hai đều đồng ý rằng có rất nhiều sự tiến bộ trong cuộc sống hàng ngày mà khi so sánh giữa hôm nay và hôm qua chúng ta sẽ không nhận ra. Chỉ đến một vài năm sau, khi đã đi đủ xa và leo đủ cao, lúc nhìn lại chúng ta mới thấy mình đã đi xa đến đâu và leo cao chừng nào. Cô bạn này, khi mới sang UWC, không biết một hàm số f có nghĩa là gì (vì chương trình toán phổ thông của các nước Scandinavia không nặng như ở VN). Khi đó mình có dạy thêm cho bạn ấy ngoài giờ học, đôi lúc cũng thấy nản vì ngay cả những phương trình và bất phương trình siêu cơ bản cũng có vẻ khó đối với bạn ấy. Thế mà, hai năm sau, bạn ấy thi Tú tài Quốc tế đã đạt điểm cao nhất của thế giới (tuyệt đối - 45/45), cao hơn cả mình. (Ba mình hay nói đùa, rằng mình toàn dạy cho bạn thi cao điểm hơn mình haha) Bạn ấy cũng được chọn vào ĐH Princeton với học bổng toàn phần với mình, và bây giờ đang học ở một trong những khoa nặng toán học nhất. Rõ ràng, chỉ khi nhìn lại, cả hai đứa mới nhận ra rằng mình đã làm được điều mà cách đây một vài năm mình tưởng rằng không thể.
Nói đến đây không phải để khoe với mọi người rằng chúng mình đã làm những điều tưởng như không thể. Vẫn có rất nhiều điều không thể khác mà mình không biết bao giờ mới thực hiện được. Tuy nhiên, sau khi đã đi một chặng đường dài, thử sức bản thân với các điều lạ, mình nhận ra rằng đúng là mỗi cá nhân đều có một giới hạn cho khả năng của mình. Tuy nhiên, chúng ta không biết giới hạn của mình ở đâu, và sẽ có nhiều thời điểm chúng ta rất muốn nghĩ rằng mình đã đạt tới giới hạn của mình. Sai! Chính những suy nghĩ như thế đã khiến chúng ta đầu hàng ngay trước khi cố gắng.
Lần này đối với học bổng UWC cũng thế. Đừng nhìn vào nó như một nguy cơ, một gánh nặng, một nỗi lo gì cả. Đơn giản cứ nghĩ về UWC như một cơ hội - một cơ hội mà nếu nắm được các bạn sẽ không có gì để hối tiếc :)
-------------------------------------
Mình xin bắt đầu bài viết này với một câu nói của một nhân vật nổi tiếng:
"Bạn không thể nối liền các dấu chấm khi nhìn lên phía trước; bạn chỉ có thể nối chúng thành đường khi nhìn lại đằng sau. Do đó, bạn phải đặt niềm tin rằng những dấu chấm đó sẽ, bằng cách nào đó, nối liền bạn đến tương lai của bạn. Bạn phải tin vào một điều gì đó: linh tính, số phận, cuộc sống, luật nhân quả, bất cứ điều gì. Bởi vì, chỉ có niềm tin rằng những dấu chấm sẽ kết nối với nhau khi bạn đi về trước mới cho bạn đủ can đảm để nghe theo trái tim bạn, ngay cả khi nó dẫn bạn ra khỏi con đường quen thuộc." - Steve Jobs.
Năm lớp 11, khi chuẩn bị nộp đơn xin học bổng UWC, mình cũng không biết "dấu chấm" này sẽ nối mình đến đâu. Lúc đó công khó 2 năm rèn luyện để thi HSG QG bảo với mình rằng nếu ở lại Việt Nam, mình có thể tiếp tục cố gắng để đi xa hơn là giải Nhì Quốc gia (năm ấy mình không đủ điểm để dự thi vòng chọn đổi tuyển quốc tế). Phương án còn lại, mình có thể thử sức với học bổng này, nếu được thì sẽ đi đến một nước nào đó trong 2 năm. Tuy nhiên, lúc đó mình không biết liệu mình có thực sự thích môi trường UWC hay không, và, sau UWC thì mình sẽ làm gì. Nếu may mắn, mình sẽ vào được một đại học nào đó của Mỹ. Nếu không được nhận vào một trường nào của Mỹ với học bổng toàn phần (vì điều kiện gia đình không cho phép du học với học bổng bán phần), mình sẽ phải về Việt Nam và học lại từ đầu phổ thông (vì mình sẽ phải rút hồ sơ khỏi trường). Đối với mình lúc đó, khả năng xảy ra của nguy cơ này là rất lớn.
Đúng là, năm lớp 11, nhìn lên phía trước, mình không thấy các quyết định trong cuộc đời mình sẽ dẫn mình đến đâu. Thế nhưng, từ vị trí của mình bây giờ nhìn trở lại, mình không nghĩ rằng mình đã có thể đi một con đường nào khác tốt hơn.
Hôm trước, mình có nói chuyện với một cô bạn người Thụy Điển, bạn học ở UWC với mình, và bây giờ cũng đang học ở Princeton, khoa Kỹ sư Tài Chính (full: Operation Research and Financial Engineering). Sau một cuộc nói chuyện dài, cả hai đều đồng ý rằng có rất nhiều sự tiến bộ trong cuộc sống hàng ngày mà khi so sánh giữa hôm nay và hôm qua chúng ta sẽ không nhận ra. Chỉ đến một vài năm sau, khi đã đi đủ xa và leo đủ cao, lúc nhìn lại chúng ta mới thấy mình đã đi xa đến đâu và leo cao chừng nào. Cô bạn này, khi mới sang UWC, không biết một hàm số f có nghĩa là gì (vì chương trình toán phổ thông của các nước Scandinavia không nặng như ở VN). Khi đó mình có dạy thêm cho bạn ấy ngoài giờ học, đôi lúc cũng thấy nản vì ngay cả những phương trình và bất phương trình siêu cơ bản cũng có vẻ khó đối với bạn ấy. Thế mà, hai năm sau, bạn ấy thi Tú tài Quốc tế đã đạt điểm cao nhất của thế giới (tuyệt đối - 45/45), cao hơn cả mình. (Ba mình hay nói đùa, rằng mình toàn dạy cho bạn thi cao điểm hơn mình haha) Bạn ấy cũng được chọn vào ĐH Princeton với học bổng toàn phần với mình, và bây giờ đang học ở một trong những khoa nặng toán học nhất. Rõ ràng, chỉ khi nhìn lại, cả hai đứa mới nhận ra rằng mình đã làm được điều mà cách đây một vài năm mình tưởng rằng không thể.
Nói đến đây không phải để khoe với mọi người rằng chúng mình đã làm những điều tưởng như không thể. Vẫn có rất nhiều điều không thể khác mà mình không biết bao giờ mới thực hiện được. Tuy nhiên, sau khi đã đi một chặng đường dài, thử sức bản thân với các điều lạ, mình nhận ra rằng đúng là mỗi cá nhân đều có một giới hạn cho khả năng của mình. Tuy nhiên, chúng ta không biết giới hạn của mình ở đâu, và sẽ có nhiều thời điểm chúng ta rất muốn nghĩ rằng mình đã đạt tới giới hạn của mình. Sai! Chính những suy nghĩ như thế đã khiến chúng ta đầu hàng ngay trước khi cố gắng.
Lần này đối với học bổng UWC cũng thế. Đừng nhìn vào nó như một nguy cơ, một gánh nặng, một nỗi lo gì cả. Đơn giản cứ nghĩ về UWC như một cơ hội - một cơ hội mà nếu nắm được các bạn sẽ không có gì để hối tiếc :)
Bonus cho các em một tấm ảnh của lâu đài Montezuma - một phần của trường mình (UWC-USA) |
Tuesday, January 21, 2014
Không gian và Tâm trí
Mấy hôm nay thi cử, phòng ngổn ngang nên cứ phải tất bật chạy chỗ này, chạy chỗ kia để học. Dạo này mình thích ngồi ở Starbucks vào buổi đêm, chọn một chiếc bàn vuông dưới ánh đèn, rồi cứ thế ngồi học đến nửa đêm, trong tiếng nhạc đồng quê và tiếng người ra vào mua cà phê. Nhiều đứa hỏi, "làm sao mày có thể học được ở chỗ ồn ào như vậy được?", và mình không biết trả lời sao ngoài việc biện minh rằng "Tao quen với tiếng ồn rồi". Thực ra cái Starbucks ở Princeton có một không gian khá tối và cũ kĩ, nhưng cái không gian đó có một sự lãng mạn: mình có thể ngồi từ trong, chầm chậm làm công việc của mình để rồi thỉnh thoảng có thể nhìn ra ngoài ngắm những người bước vội trong đêm lạnh. Có lẽ chính sự bôn ba của người ở ngoài khiến mình quý hơn những khoảnh khắc bình tĩnh của mình ở bên trong.
Tối hôm qua lại khác. Chắc có lẽ bài thi từ chiều kết quả không được như mong muốn, hay vì một số chuyện không vui khác bỗng dưng xảy ra trong cùng một ngày, nhưng tối qua ở Starbucks không còn điềm tĩnh và tập trung như mọi khi. Thế là mình bước vội về phòng chỉ dể thấy một bãi chiến trường khác ngổn ngang hơn tâm trí của mình. Cái nệm ở dưới đất (mình thích ngủ dưới đất), đống đồ sạch chưa xếp ở trên giường, đống đồ dơ này ngay bên dưới, và một mớ dây nhợ nằm lộn xộn trước cái lò sưởi mà trường không cho phép mình dùng. Vì phải chuẩn bị thi cử nên mình đã viện đủ lý do để không dọn dẹp cái phòng của mình, thế nhưng tối qua mình tự hỏi: Phòng mình lộn xộn vì đầu mình lộn xộn, hay thực ra nó là điều ngược lại?
Nhớ lần trước, cái tuần mà mình nghỉ Thu một tuần để ở nhà chuẩn bị cho bài luận văn năm 3 (Junior Independent Paper) của mình. 4 ngày đầu, cái phòng của mình cũng y chang, bừa bộn không thể tả. Và trong 4 ngày đầu đó, mình không nghiên cứu được gì cả - ý tưởng cứ lộn xộn, suy nghĩ và đọc mãi mà không có gì ra hồn. Càng ngày càng bực bội, đến ngày thứ 5, sau khi dậy sớm buổi sáng và đi dạo vòng quanh trường, mình mới quay về phòng với cái đầu tĩnh lặng hơn, và mình từ từ dọn phòng.
Tối hôm qua cũng thế, mình dành 1 giờ đồng hồ để dọn phòng, và đó là 1 giờ thoải mái nhất của mình trong cả ngày. Mình không phải là đứa thích dọn phòng, nhưng những lúc như thế này lại khiến mình có cảm giác rằng mình không chỉ dọn phòng, mà còn đang sắp xếp lại chính cuộc đời của mình. Tối qua mình ngủ ngon hơn, sáng nay tỉnh táo hơn, học hành tốt hơn. Và bây giờ giữa trưa, khi tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa, ngồi trong phòng vừa học vừa nghe những bài nhạc instrumental khiến mình nhẹ lòng.
Đủ nhẹ để viết một cái blog post, điều mà mình đã không (dám) làm cả một học kì bận bịu này. Vẫn còn 2 môn thi nữa, và mình không biết mình sẽ lo lắng như thế nào trong phòng thi. Nhưng ngay bây giờ, điều duy nhất mình cảm nhận được là âm nhạc và sự thoải mái.
-------------------------
Và bài nhạc sau là mình lúc này đây:
http://www.youtube.com/watch?v=Sn2vzbCN-fw&list=PL882FF1DD806C86AA
Tối hôm qua lại khác. Chắc có lẽ bài thi từ chiều kết quả không được như mong muốn, hay vì một số chuyện không vui khác bỗng dưng xảy ra trong cùng một ngày, nhưng tối qua ở Starbucks không còn điềm tĩnh và tập trung như mọi khi. Thế là mình bước vội về phòng chỉ dể thấy một bãi chiến trường khác ngổn ngang hơn tâm trí của mình. Cái nệm ở dưới đất (mình thích ngủ dưới đất), đống đồ sạch chưa xếp ở trên giường, đống đồ dơ này ngay bên dưới, và một mớ dây nhợ nằm lộn xộn trước cái lò sưởi mà trường không cho phép mình dùng. Vì phải chuẩn bị thi cử nên mình đã viện đủ lý do để không dọn dẹp cái phòng của mình, thế nhưng tối qua mình tự hỏi: Phòng mình lộn xộn vì đầu mình lộn xộn, hay thực ra nó là điều ngược lại?
Nhớ lần trước, cái tuần mà mình nghỉ Thu một tuần để ở nhà chuẩn bị cho bài luận văn năm 3 (Junior Independent Paper) của mình. 4 ngày đầu, cái phòng của mình cũng y chang, bừa bộn không thể tả. Và trong 4 ngày đầu đó, mình không nghiên cứu được gì cả - ý tưởng cứ lộn xộn, suy nghĩ và đọc mãi mà không có gì ra hồn. Càng ngày càng bực bội, đến ngày thứ 5, sau khi dậy sớm buổi sáng và đi dạo vòng quanh trường, mình mới quay về phòng với cái đầu tĩnh lặng hơn, và mình từ từ dọn phòng.
Tối hôm qua cũng thế, mình dành 1 giờ đồng hồ để dọn phòng, và đó là 1 giờ thoải mái nhất của mình trong cả ngày. Mình không phải là đứa thích dọn phòng, nhưng những lúc như thế này lại khiến mình có cảm giác rằng mình không chỉ dọn phòng, mà còn đang sắp xếp lại chính cuộc đời của mình. Tối qua mình ngủ ngon hơn, sáng nay tỉnh táo hơn, học hành tốt hơn. Và bây giờ giữa trưa, khi tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa, ngồi trong phòng vừa học vừa nghe những bài nhạc instrumental khiến mình nhẹ lòng.
Đủ nhẹ để viết một cái blog post, điều mà mình đã không (dám) làm cả một học kì bận bịu này. Vẫn còn 2 môn thi nữa, và mình không biết mình sẽ lo lắng như thế nào trong phòng thi. Nhưng ngay bây giờ, điều duy nhất mình cảm nhận được là âm nhạc và sự thoải mái.
-------------------------
Và bài nhạc sau là mình lúc này đây:
http://www.youtube.com/watch?v=Sn2vzbCN-fw&list=PL882FF1DD806C86AA
Subscribe to:
Posts (Atom)